Đại cương Mang

Một số loài động vật sống trên cạn như ốc mượn hồncua đất cũng hô hấp bằng mang, nhưng mang của chúng đã tiến hóa để có thể duy trì sự ẩm ướt trong điều kiện sống trên đất liền. Cấu trúc vi mô của mang cho thấy cơ quan này có diện tích bề mặt tiếp xúc với môi trường ngoài cực kì lớn. Một số động vật kích thước nhỏ hoặc ít hoạt động có thể hấp thu ôxi trực tiếp qua bề mặt cơ thể, nhưng các động vật lớn hơn, phức tạp hơn, hoạt động nhiều hơn thì có thể cần sự hiện diện của mang.[cần dẫn nguồn]

Mang thường bao hàm một hay nhiều phiến phân nhánh, có nhiều nếp gấp giúp tăng đáng kể diện tích bề mặt tiếp xúc với nước. Diện tích bề mặt lớn này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với con vật nếu chúng ta xét đến hàm lượng ôxi hòa tan cực kì nhỏ chứa trong nước, nhất là so với hàm lượng ôxi trong không khí. Ví dụ, một mét khối không khí chứa 250 gam ôxi trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, tương đương nồng độ 210 cm3/lít, trong khi đó nồng độ ôxi hòa tan trong nước ngọt là 8 cm3/lít. Ngoài ra tốc độ khuếch tán của ôxi trong nước chậm hơn 10.000 lần so với không khí và độ nhớt, tỉ trọng của nước nhiều gấp 100 lần so với không khí. Như vậy, việc dùng một cơ quan dạng túi giống như phổi để lấy ôxi tỏ ra kém hiệu quả hơn rất nhiềy so với việc dùng hệ thống mang với cơ cấu bơm giúp nước chảy một chiều từ đầu này qua đầu kia của mang. Tỉ trọng lớn của nước giúp giữ cho các phiến mang "lơ lửng" trong nước và không đổ sập đè chồng lên nhau, điều xảy ra khi con vật bị lôi lên khỏi mặt nước.[1]

Ngoại trừ trường hợp trong một số côn trùng, mang bao hàm các tơ mang và phiến mang mang nhiều mạch máu và mạch thể dịch, và quá trình trao đổi khí diễn ra thông qua lớp vách mỏng của các mạch này. Sau đó mạch máu sẽ vận chuyển ôxi về các cơ quan của cơ thể, còn cacbônic thấm qua thành vách mỏng đi ra môi trường bẹn ngoài. Mang và các cơ quan tương tự được tìm thấy ở trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể và ở nhiều nhóm động vật ở nước khác nhau, bao hàm các loài thân mềm, giáp xác, côn trùng, , và lưỡng cư.